Cây chó đẻ có tác dụng thần kỳ trong việc chữa trị bệnh viêm gan siêu vi B

Cập nhật: 05/05/2021 11:55 | Người đăng: Vũ Duyên

Từ lâu cây chó đẻ đã được dân gian truyền tai nhau về công dụng chữa bệnh Viêm gan siêu vi B. Thực hư công dụng của cây chó đẻ là như thế nào được rất nhiều các bạn sinh viên Cao đẳng Dược quan tâm.

Cây chó đẻ có thể chữa được bệnh Viêm gan siêu vi B

Cây chó đẻ có thể chữa được bệnh Viêm gan siêu vi B

Cây chó đẻ có tác dụng đẩy lùi căn bệnh Viêm gan siêu vi B

Trước câu hỏi của nhiều bạn sinh viên cao đẳng Dược trường cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch về công dụng của cây chó đẻ trong việc chữa trị Viêm gan siêu vi B, thầy Nguyễn Cường - giảng viên của nhà trường chia sẻ như sau:

Cây chó đẻ được Đông y sử dụng như 1 loại thuốc thanh Can lương huyết, giải độc sát trùng từ lâu đời. Tuy nhiên, tác dụng giải độc gan và chữa viêm gan siêu vi B chỉ mới được các nhà khoa học lưu ý từ những năm 1980s về sau.

 Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật bản và Ấn độ đã cho biết họ đã phân lập được những hợp chất trong cây chó đẻ có khả năng chữa bệnh viêm gan như phyllantin, hypophyllantin và triacontanal, gan nhiễm mỡ. Tác động chống virus siêu vi B được báo cáo lần đầu tiên tại Ấn độ vào năm 1982. Sau đó, một báo cáo trên tạp chí Lancet vào năm 1988 cũng xác định tác dụng này. Theo báo cáo này 2 nhà khoa học Blumberg và Thiogarajan đã điều trị 37 trường hợp viêm gan siêu vi B với kết quả 22 trong số 37 người đã đạt được kết quả âm tính sau 30 ngày dùng diệp hạ châu.

Ðối với viêm gan siêu vi, diệp hạ châu có khả năng làm hạ men gan, tăng cường chức năng gan và ức chế sự phát triển của virus. Theo các nhà khoa học, những tác nhân gây viêm gan hoặc hoại tử tế bào gan thường bắt đầu từ sự gia tăng quá trình peroxide hoá lipid ở màng tế bào. Do đó, bảo vệ gan phải bắt đầu từ những chất chống oxy hoá có tính năng ức chế qúa trình nầy. Cây chó đẻ có hàm lượng những chất chống oxy hoá hướng gan có khả năng ức chế rất mạnh quá trình peroxide hoá ở gan. Ngoài ra, những chất nầy còn làm gia tăng hàm lượng Glutathione ở gan làm giảm hoạt động các enzym SGOT và SGPT trong những trường hợp viêm gan siêu vi đang tiến triển.

Nguy hiểm tiềm tàng từ văn bệnh Viêm gan siêu vi B

Cây chó đẻ có thể đẩy lùi nguy hiểm từ bệnh Viêm gan siêu vi B

Cây chó đẻ có thể đẩy lùi nguy hiểm từ bệnh Viêm gan siêu vi B

Viêm gan siêu vi B là 1 căn bệnh nguy hiểm đang ảnh hưởng đến trên 300 triệu người trên thế giới mà sự chữa chạy bằng tây y rất tốn kém kể cả những phản ứng phụ không thể tránh được. Do dó, sử dụng cây chó đẻ là một giải pháp đáng lưu ý. Trên thực tế, cây chó đẻ thường được sử dụng phối hợp với một số thảo dược khác. Điều nầy vừa làm tăng tác dụng chữa bệnh vừa làm dung hoà bớt tính mát của cây chó đẻ. Hiện nay, trên thị trường cũng đã có nhiều sản phẩm cây chó đẻ dưới hình thức trà, thuốc viên hoặc độc vị hoặc có phối hợp với một số vị khác. Một số trường hợp chỉ cần dùng độc vị cây chó đẻ cũng chữa khỏi viêm gan. Điều quan trọng là cần có sự phối hợp của chế độ ăn ít mỡ, nhiều rau quả và năng vận động.

Trong cơ thể con người, gan có thể ví như 1 nhà máy lọc to lớn có chức năng giải độc cho cơ thể để duy trì các chức năng bình thường của tất cả các cơ quan. Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, do môi trường ô nhiễm, do tâm lý căng thẳng và việc tiếp xúc với những hoá chất độc hại cũng như sử dụng nhiều loại hoá dược, gan luôn luôn phải đối phó với nhu cầu cần được sơ tiết và giải độc. Nhiều người cho rằng cây chó đẻ là 1 trong những loại thực vật hàng đầu có thể đáp ứng được yêu cầu nầy.

Kinh nghiệm sử dụng ở nước ta thường phân ra 2 loại cây chó đẻ đắng và cây chó đẻ ngọt. Cây chó đẻ đắng có dược lực cao hơn cây chó đẻ ngọt. Theo y học cổ truyền, vị đắng đi vào kinh Can, Đởm có tác dụng kích thích tiêu hoá, tăng tiết mật. Theo những nghiên cứu của y học phương Tây, cây chó đẻ đắng sẽ có nhiều chất chống oxy hoá thuộc nhóm xanthones hơn. Do đó, dược tính cũng cao hơn. Với cây chó đẻ đắng, liều dùng trung bình từ 10 đến 20g mỗi ngày (dạng phơi khô).

Những thông tin về cây chó đẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Khi sử dụng cần có sự chỉ định trực tiếp của Bác sĩ, không nên tự ý sử dụng để điều trị bệnh khi chưa có chỉ định trực tiếp của chuyên viên y tế.

Nguồn: Trường cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
Xem thêm >>