Phục hồi chức năng là gì? Các phương pháp và bệnh cần phục hồi chức năng

Cập nhật: 09/03/2024 08:31 | Người đăng: Hiếu Nguyễn

Phục hồi chức năng có vai trò quan trọng trong y học, thực hiện sau điều trị bệnh. Nếu bạn đang quan tâm Phục hồi chức năng là gì? Các hình thức và bệnh cần phục hồi chức năng như thế nào? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.

1. Phục hồi chức năng là gì?

Phục hồi chức năng là thuật ngữ quan trọng trong ngành Y Khoa, gồm các khâu phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. Chuyên ngành này dùng để nghiên cứu và áp dụng biện pháp khác nhau giúp tình trạng bệnh thuyên giảm và phục hồi các cơ quan sau chữa và điều trị bệnh.

Phục hồi chức năng là gì
Ngành Phục hồi Chức năng có đóng góp quan trọng trong y tế

Nếu gặp bệnh hay chấn thương thì biện pháp điều trị nhanh khỏi là hướng đi hàng đầu. Tuy nhiên để ổn định, duy trì sức khỏe lâu dài và sớm hòa nhập cộng động thì phải cần đến bài tập phục hồi chức năng.

Nói một cách dễ hiểu, phục hồi chức năng giúp cải thiện và hồi phục các bộ phận, cơ quan trả lại các chức năng như ban đầu, nhất là người có nguy cơ liệt, tàn phế. Như vậy, cơ thể mới hoạt động hiệu quả và còn giúp giảm tối đa tình trạng tái phát bệnh sau điều trị.

Ngành này là một mảng lớn, kết hợp các biện pháp khác nhau từ y học đến tâm lý học, xã hội học, kinh tế, giáo dục, giao tiếp và hướng nghiệp…Nhằm phục hồi bộ phận bị tổn thương mang đến sức khỏe tốt, vui vẻ và có ích cho xã hội.

2. Các phương pháp phục hồi chức năng

Theo chia sẻ của giảng viên Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, phục hồi chức năng phục vụ ở 3 hình thức chủ yếu là tại nhà, phòng khám và trong cộng đồng. Mỗi nơi sẽ áp dụng phương pháp khác nhau, tuy nhiên cần kết hợp các phương pháp dưới đây sẽ mang lại hiệu quả cao nhất:

  • Vật lý trị liệu: Biện pháp này giúp hồi phục các cơ quan, bộ phận tổn thương bằng cách áp dụng các kỹ thuật giảm đau, chống sưng và kích thích khả năng tự hồi phục dựa vào quá trình sinh hóa của cơ thể.
  • Vận động trị liệu: Thực hiện một số bài tập vận động để nắn chỉnh xương khớp bằng hay hay máy móc chuyên dụng giúp phục hồi khả năng hoạt động của cơ - xương - khớp, tránh tàn phế, bại liệt.
  • Tâm lý trị liệu: Phương pháp này cực kỳ quan trọng trong phục hồi chức năng, giúp bệnh nhân loại bỏ suy nghĩ tiêu cực, lấy lại tinh thần tỉnh táo, đầu óc thư giãn, suy nghĩ tích cực, thoải mái để làm việc hiệu quả.
  • Hoạt động trị liệu: Phương pháp này giúp hỗ trợ bệnh nhân phục hồi chức khỏe tốt, có thể tự chăm sóc bản thân, tìm công việc thích hợp. Được tích cực tham gia hoạt động thể thao tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tái phát. Bạn có thể thực hiện phương pháp này tại nhà hoặc ngoài cộng đồng.
  • Ngôn ngữ trị liệu: Trường hợp người bệnh chậm nói, nói ngọng ở trẻ em hay người tai biến sẽ nói rành mạch hơn. Ngoài ra có thể hỗ trợ tập viết, dùng tay thực hiện thủ ngữ cho người gặp biến chứng sau tai biến hoặc khuyết tật câm; dạy chữ nổi cho người khiếm thị,... giúp phục hồi chức năng giao tiếp bị mất.

3. Mục đích của phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng được kết hợp với phòng và chữa bệnh, kết hợp một hoặc nhiều phương pháp khác để tác động gồm dụng cụ trợ giúp, vật lý trị liệu, tạo tâm lý thoải mái cho bệnh nhân và cải thiện môi trường sống, sinh hoạt, làm việc phù hợp,...

Mục đích của Phục hồi chức năng bao gồm:

  • Hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân phục hồi chức năng bộ phận, cơ quan tổn thương trong và sau quá trình điều trị, phẫu thuật.
  • Người bệnh được thích nghi tốt với môi trường sống, tự lập không nhờ sự trợ giúp của người khác, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
  • Ngăn ngừa và phòng chống tái phát bệnh sau điều trị, duy trì sức khỏe ổn định lâu dài, sống vui khỏe với gia đình và những người xung quanh.
  • Tạo suy nghĩ tích cực cho người bệnh, giúp họ có cái nhìn nhận xã hội tốt hơn, có tinh thần thoải mái, dễ chịu, hạn chế stress, căng thẳng trong cuộc sống và công việc.

4. Các bệnh cần phục hồi chức năng

Phương pháp phục hồi chức năng áp dụng cho những người gặp vấn đề về tâm lý, chấn thương thần kinh cột sống, cơ, xương khớp và người khuyết tật… Cụ thể như sau:

phục hồi chức năng là gì
Tuân thủ phục hồi chức năng mau khỏi bệnh
  • Người bị thoát vị đĩa đệm nhẹ hoặc vừa, sai khớp, trật khớp, viêm cột sống chưa dính khớp, đau nhức lưng và vẹo cột sống…Tình trạng này có thể dùng máy kéo giãn làm giảm áp lực cột sống DTS nhằm hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng.
  • Trường hợp bị đau, viêm khớp, căng cơ, hay hội chứng ống cổ tay…sau khi lao động nặng nhọc, chơi thể thao hay gặp chấn thương thì dùng biện pháp chiếu tia Laser, sóng xung kích, điện xung, chiếu tia hồng ngoại IR…để điều trị cho từng trường hợp cụ thể..
  • Bệnh nhân đau nhức xương khớp, thoái hóa hợp do cao tuổi hay gặp chấn thương…thì có thể áp dụng phương pháp giảm đau để điều trị và phục hồi chức năng cơ xương khớp.
  • Trẻ em gặp phải chứng chậm nói, nói ngọng, tự kỷ, bàn chân bẹt, chậm phát triển trí não... thì có thể áp dụng biện pháp vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.
  • Bệnh nhân sau ca phẫu thuật sọ não, thay dây chằng gối, khớp, thần kinh cột sống có thể thực hiện biện pháp phục hồi chức năng ...
  • Người có tâm lý căng thẳng, stress, rối loạn do làm việc quá sức, tự kỷ, trầm cảm,... đều có thể áp dụng biện pháp phục hồi chức năng để có tinh thần thoải mái, thư giãn hơn.
  • Người gặp phải chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, đau nửa đầu về đêm,... hay các bệnh mãn tính trong cơ thể như cao huyết áp, đái tháo đường…thì có thể áp dụng quang trị liệu.

Phương pháp phục hồi chức năng sử dụng đúng mục đích sẽ hỗ trợ hiệu quả quá trình trị liệu đạt hiệu quả cao, giúp phục hồi chức năng cơ xương khớp, thần kinh cột sống.

Bài viết trên đây giúp giải đáp thông tin Phục hồi chức năng là gì? Đồng thời tìm hiểu thêm về các bệnh và phương pháp điều trị nhanh khỏi. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác. Chúc bạn thành công!

Thông tin hữu ích khác
Xem thêm >>