Đường đi của thuốc trong cơ thể như thế nào?

Cập nhật: 21/04/2018 14:58 | Người đăng: Bảo Bình

Thuốc vào trong cơ thể với mục đích chữa bệnh. Bản chất của việc chuyển hóa thuốc trong cơ thể chính là từ không phân cực thành phân cực, biến đổi từ phân cực yếu thành phân cực mạnh, thuốc sẽ đi tới các cơ quan để phát huy tác dụng.

Thuốc được chuyển hóa trong cơ thể như thế nào?
Thuốc được chuyển hóa trong cơ thể như thế nào?

Chuyển hóa thuốc trong cơ thể như thế nào?

Khi thuốc được đưa vào trong cơ thể sẽ được chuyển hóa và đi đến các cơ quan trong cơ thể để phát huy tác dụng của thuốc. Trong quá trình đó các tác dụng của thuốc sẽ tác động vào toàn bộ cơ quan trước khi được đào thải ra bên ngoài. Sau khi chuyển hóa thuốc thường mất tác dụng, giảm hoặc hết độc tính, dễ dàng đào thải ra bên ngoài quá các đường khác nhau.

Gan - Bộ phận chuyển hóa khổng lồ

Quá trình chuyển hóa thuốc là quá trình phức tạp, làm thay đổi cấu trúc, tính chất và tác dụng của thuốc. Chuyển hóa thuốc xảy ra theo nhiều cơ chế khác nhau tuy nhiên với nhiều loại thuốc thì sau khi chuyển hóa thuốc mới có tác dụng đến cơ thể.

Thuốc sau khi được đưa vào trong cơ thể sẽ được hấp thu qua đường tiêu hóa, vào hệ tuần hoàn rồi đến các mạch máu, giải phòng các hoạt chất để phát huy tác dụng điều trị. Sau đó thuốc sẽ được chuyển hóa. Tất cả các bộ phận như niêm mạc, ruột, phổi, thận, huyết tương, não, phổi cũng đều tham gia vào quá trình chuyên hóa nhưng chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định. Quá trình chuyển hóa thuốc chủ yếu diễn ra ở gan.

Để có thể thấm qua màng tế bào, phần lớn các loại thuốc đều là những chất dễ hòa toan trong lipid. Thuốc qua gan sẽ được chuyển hóa thành những chất có tính phân cực, dễ dàng hòa tan vào trong mật và nước tiểu để có thể đào thải ra bên ngoài một cách tốt nhất. Phần lớn quá trình chuyển hóa thuốc sẽ bị giảm hoạt tính, tăng hoạt tính hoặc vẫn giữ nguyên hoạt tính. Một số tiền chất không hoạt tính sẽ chuyển sang dạng có hoạt tính hoặc trở thành chất có chứa độc tính.

Gan là bộ phận chuyển hóa khổng lồ
Gan là bộ phận chuyển hóa khổng lồ

Theo Thạc sĩ Võ Thu Hồng - Trưởng Khoa Dược Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, quá trình chuyển hóa thuốc ở gan không giống nhau, còn phụ thuộc vào tình trạng, độ tuổi người bệnh. Đối với những người mắc bệnh mãn tính thì khả năng chuyển hóa ở gan chậm, làm chậm quá trình trao đổi chất. Việc đào thải chất "rác" của thuốc ra bên ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đường đưa thuốc vào trong cơ thể, tính chất của thuốc, tỷ lệ liên kết thuốc với protein huyết tương.

Các cơ quan thải trừ thuốc ra bên ngoài

Thải trừ thuốc qua thận

Thận được coi là bộ phận quan trọng nhất trong việc thải trừ. Có đến 90% thuốc được thải trừ qua thận. Phần lớn các thuốc dễ hòa tan sẽ thải trừ chủ yếu qua đường này. Khả năng thải trừ thuốc qua thận phụ thuộc vào các yếu tố như sức lọc qua mao mạch, sự bài tiết và tái hấp thu của ống thận, độ pH của nước tiểu.

Phần lớn kháng sinh đào thải qua thận và bài tiết vào nước tiểu dưới dạng thuốc có hoạt tính hoặc không hoạt tính. Các kháng sinh đào thải qua thận thường tập trung trong nước tiểu bàng quang với nồng độ cao hơn nồng độ huyết thanh. Khác với các kháng sinh đào thải qua gan thì thường không đủ nồng độ trong nước tiểu. Chính vì vạy tùy thuộc vào kháng sinh và bệnh tật cùng với quá trình chuyển hóa đào thải thuốc bác sĩ sẽ có những lựa chọn thuốc để hiệu quả trong việc điều trị.

Đào thải thuốc qua đường tiêu hóa

Đào thải thuốc qua đường tiêu hóa
Đào thải thuốc qua đường tiêu hóa

Hầu hết tất cả các thuốc không tan trong nước hoặc tan trong nước nhưng không hấp thu qua đường uống đều được đào thải qua đường tiêu hóa. Có nhiều loại thuốc được đào thải từ gan, qua mật rồi theo đường tiêu hóa ra bên ngoài. Có một số thuốc qua  mật, xuống ruột non sau đó lại chuyển hóa ở ruột, qua tĩnh mạch cửa để trở lại gan theo chu kỳ gan- ruột. Các loại thuốc tham gia vào chu kỳ chuyển hóa gan - ruột sẽ tồn tại lâu hơn trong cơ thể.

Thải trừ thuốc vào sữa mẹ

Có nhiều nghiên cứu cho thấy nếu người mẹ mà đang trong giai đoạn cho con bú thì dùng thuốc trong vòng 24h sẽ có khoảng 1% thuốc được tiết vào đường sữa mẹ. Lượng thuốc tiết vào sữa sẽ phụ thuộc vào tính chất, liều lượng thuốc dùng, phương thức dùng thuốc...

Bên cạnh các đường thải trừ thuốc như trên thì thuốc còn được thải trừ qua các đường khác nhau như tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt, nước mắt, niêm mạc mũi...

Nguồn: Cao đẳng Dược

Thông tin hữu ích khác
Xem thêm >>