Đề thi thử môn Ngữ Văn THPT 2019 tại Hà Nội

Cập nhật: 02/05/2018 14:07 | Người đăng: Vũ Duyên

Trước khi bước vào kỳ thi THPT quốc gia chính thức, mỗi thí sinh sẽ được trải qua một kỳ thi thử tại trường. Sau đây là đề thi thử môn Ngữ Văn 2019 của học sinh trên địa bàn Hà Nội do Sở GD&ĐT ra.

Đề thi thử môn Ngữ Văn THPT 2019 ở Hà Nội

Đề thi thử môn Ngữ Văn THPT 2019 ở Hà Nội

Nội dung đề thi thử môn Ngữ Văn THPT 2019

Đề thi môn Văn 120 phút, với hình thức tự luận, cấu trúc đề gồm hai phần đọc hiểu và làm văn.

Trong phần Đọc hiểu (3 điểm), đề thi trích dẫn một đoạn trích trong cuốn sách "Bốn thỏa ước" của tác giả người Mexico Don Miguel Ruiz. Đây là cuốn sách 6 năm liền đứng trong top bestseller của The New York Times và bán được hơn 4 triệu bản trên toàn thế giới. Cuốn sách được xem là những trải nghiệm của Don Miguel Ruiz về tồn tại và hạnh phúc của con người.

Đề thi yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về cách mỗi người có thể tận hưởng cuộc sống một cách thực sự từ đoạn trích trong tác phẩm của Don Miguel Ruiz.

"Họ làm việc cật lực suốt cả tuần đằng đẵng, họ khổ sở vì làm việc, không phải vì họ thích làm việc mà vì họ cảm thấy họ phải làm. Họ phải làm việc, vì họ phải trả tiền thuê nhà, vì họ phải nuôi gia đình. Họ gánh tất cả những nhọc nhằn bất mãn ấy, và khi họ nhận được những đồng tiền của họ, họ không hạnh phúc. Họ có hai ngày để nghỉ ngơi, làm điều họ muốn làm, và họ làm gì? Họ tìm cách chạy trốn. Họ uống say mèm, vì họ không ưa chính họ. Họ không thích cuộc sống của họ. Có nhiều cách để chúng ta tự làm tổn thương mình, khi chúng ta không ưa bản thân mình.

Mặc khác, nếu bạn hành động chỉ vì lợi ích của hành động đó, mà không mong chờ phần thưởng, bạn sẽ thấy rằng bạn vui thích với mỗi hành động bạn thực hiện. Các phần thưởng rồi sẽ đến, nhưng bạn không bị ràng buộc vào phần thưởng. Bạn thậm chí còn nhận được cho mình nhiều hơn những gì bạn tưởng tượng, khi không mong chờ phần thưởng. Nếu chúng ta yêu thích điều chúng ta làm, nếu chúng ta luôn làm hết khả năng của mình, khi ấy chúng ta sẽ tận hưởng cuộc sống một cách thực sự. Chúng ta có niềm vui, chúng ta không chán nản, và chúng ta không thất vọng."

Trong phần làm văn, học sinh phải phân tích một đoạn thơ trong tác phẩm "Vội vàng" của Xuân Diệu và "Sóng" của Xuân Quỳnh.

Hướng dẫn cách làm bài môn Văn trong kỳ thi THPT

Đề thi thử môn Ngữ Văn 2019 do Sở GD$ĐT ra

Đề thi thử môn Ngữ Văn 2019 do Sở GD$ĐT ra

Để đạt kết quả tốt môn Văn trong kỳ thi THPT quốc gia 2019 sắp tới các bạn cần lưu ý như sau:

* Đối với phần đọc hiểu:

Câu 1: Nhận biết về kiến thức văn bản, kiến thức tiếng Việt nói chung. Câu này thường là 0,5 điểm, khá dễ vì chỉ cần xác định đúng là được. Đây là câu hỏi này có tính chất đúng/sai rõ rệt nên các bạn phải trả lời chắc chắn, dứt khoát.

Câu 2: Đề yêu cầu “chỉ ra”, liệt kê từ văn bản sau khi đọc nên các bạn cần phải đọc kỹ toàn bộ văn bản để  xác định đúng và đầy đủ những phần cần trả lời, nên đưa phần trả lời vào ngoặc kép.

Câu 3: Thường sẽ là yêu câu giải thích câu nói trong văn bản được trích dẫn. Câu này độ khó cao hơn so với 2 câu trước nên thường sẽ là 1 điểm. Để làm tốt câu này, các bạn cần vận dụng tốt thao tác giải thích theo từng bước: từ, ngữ, vế, cả câu và rút ra ý nghĩa chung cho cả vấn đề, theo cách tìm hiểu nhiều lớp nghĩa. Lưu ý: không nên viết thành đoạn, mà nên theo các ý gạch đầu dòng vì phần đọc hiểu sẽ được chấm theo ý.

Câu 4:  So với độ khó của câu 3 thì ở câu này đã có sự tăng đáng kể và được xem là khó nhất và cũng chiếm 1 điểm trong thang điểm. Đề thường trích một ý kiến từ văn bản và yêu cầu thí sinh bình luận, nhận định. Cách hỏi này thường có 2 vế: vế 1 sẽ là câu hỏi ý kiến tán thành/đồng ý hay không; Vế 2 là giải thích và chứng minh tại sao tán thành? Tại sao không? Với câu hỏi này, các bạn nên chia thành 2 vế rạch ròi trong câu trả lời. Ở vế sau cần có sự lý giải thuyết phục và đưa thêm những dẫn chứng liên hệ...

Để lấy chắc điểm phần đọc hiểu, thí sinh phải nắm rõ được kiến thức những kiến thức căn bản như: các biện pháp tu từ, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ,...

* Phần Văn

Câu 1: Nghị luận xã hội. Để làm tốt câu này, các bạn nên vận dụng thao tác 3 phần của đoạn văn: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn và các thao tác lập luận có ưu tiên (giải thích, phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh, bác bỏ...) đồng thời kết hợp phần liên hệ bài học bản thân vào bài làm của mình.

Câu 2: Câu nghị luận văn học. Đây là câu hỏi có sự thay đổi và quan trọng nhất của đề thi năm nay. Như đã đề cập ở phần trên, ở câu này sẽ có sự tích hợp kiến thức của chương trình Ngữ Văn 11 và 12.

 Để làm tốt phần này (phần chiếm một nửa số điểm trong thang điểm 10), trước hết các bạn phải có kiến thức hệ thống của toàn bộ chương trình lớp 12 và lớp 11. Đề thường tích hợp theo yêu cầu từ chương trình lớp 12 trước, sau đó liên hệ với chương trình lớp 11. Đề tích hợp hỏi theo hướng mở và vô cùng phong phú, đa dạng về yêu cầu. Thông thường câu hỏi tích hợp sẽ là: Hỏi tích hợp tác phẩm của cùng một tác giả; theo nhóm nhân vật, hỏi tích hợp nhóm đề tài, tích hợp nhóm chủ đề; tích hợp theo phong cách sáng tác; tích hợp để so sánh làm nổi bật 2 trào lưu văn học; tích hợp so sánh một khía cạnh nào đó về nội dung (như giá trị hiện thực, nhân đạo), giá trị nghệ thuật (như tình huống, bố cục, cách kết thúc)... Đánh giá chung đây là một dạng đề cực kỳ khó nên các bạn phải nắm thật chắc kiến thức cùng những kỹ năng làm bài cơ bản.

Ở trên là một số hướng dẫn giúp thí sinh có thể làm bài đạt kết quả cao hơn trong kỳ thi THPT quốc gia. Chúc các bạn ôn tập tốt và đạt kết quả cao nhất.

Nguồn: trường cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
Xem thêm >>