Những nguy hại khi lạm dụng thuốc giảm đau Efferalgan codein

Cập nhật: 22/05/2018 14:57 | Người đăng: anbinh

Khi đau đầu, đau bụng...rất nhiều người đã lạm dụng thuốc giảm đau. Thế nhưng lại không biết cách sử dụng như thế nào để không gây hại sức khỏe. Dưới đây Dược sĩ tại Cao đẳng Dược sẽ hướng dẫn chia sẻ với các bạn cách sử dụng.

Những nguy hại khi lạm dụng thuốc giảm đau Efferalgan codein Thuốc giảm đau Efferalgan codein 

Đây là loại thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén sủi bọt gồm hai thành phần là paracetamol và codein.

 Dạng thuốc:  

  • Viên nén sủi bọt: Ống 8 viên, hộp 2 ống.
  • Viên nén sủi bọt: Hộp 100 viên.

Thành phần: 

  • Mỗi 1 viên:
  • Paracétamol 500mg.
  • Codéine phosphate 30mg, tương ứng: Codéine base 22,5mg.
  • Na: 380 mg hoặc 16,5 mEq.

Dược lực học: Paracétamol: Giảm đau, hạ sốt ; Codéine phosphate: Giảm đau trung ương.

Phối hợp paracétamol và codéine phosphate cho tác dụng giảm đau mạnh hơn rất nhiều so với từng hoạt chất riêng biệt, và thời gian tác dụng cũng dài hơn. Sự hấp thu và động học của paracétamol và codéine không bị ảnh hưởng lẫn nhau khi dùng phối hợp.

Paracétamol: Hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn ở ruột. Phân phối nhanh trong môi trường lỏng. Liên kết yếu với protéine huyết tương. Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được sau 30 đến 60 phút. Thời gian bán hủy đào thải trong huyết tương khoảng 2 giờ. Chuyển hóa ở gan: Paracetamol được chuyển hóa theo 2 đường và được đào thải trong nước tiểu dưới dạng liên hợp glucuronic (60-80%) và liên hợp sulfonic (20-30%), và dưới 5% dưới dạng không đổi. Một phần nhỏ (< 4%) được chuyển hóa dưới tác dụng của cytochrome P450 thành chất chuyển hóa, chất này sau đó được khử độc nhanh chóng bởi glutathion. Trường hợp ngộ độc do dùng liều cao, lượng chất chuyển hóa này tăng lên.

Cách sử dụng Efferalgan codein giảm đau hiệu quả

Những nguy hại khi lạm dụng thuốc giảm đau Efferalgan codein Cách sử dụng Efferalgan codein giảm đau hiệu quả

Phối hợp hai thành phần paracetamol (giảm đau, hạ nhiệt) và codein (tác dụng giảm đau trung ương) sẽ cho tác dụng giảm đau mạnh hơn rất nhiều so với khi sử dụng từng hoạt chất riêng biệt, và thời gian tác dụng cũng kéo dài hơn.

Vì thế trong các trường hợp có các cơn đau vừa hoặc dữ dội hoặc không đáp ứng với các thuốc giảm đau ngoại biên khác thì có thể dùng tới thuốc này để giảm đau.

Cách dùng, người lớn (trên 15 tuổi) dùng 1 - 2 viên tùy theo mức độ đau, 1 - 3 lần/ngày. Uống thuốc với một cốc nước to (thả viên thuốc vào cốc nước cho tới khi tan hết rồi uống). Không dùng cho trẻ em dưới 15 kg. Đối với trẻ em từ 15 kg trở lên (từ khoảng 3 tuổi trở lên) dùng theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn sử dụng thuốc có trong hộp (lọ) thuốc. Các lần dùng thuốc nên cách nhau ít nhất 4 giờ.Đối với người quá mẫn cảm với paracetamol, codein, suy chức năng gan, suy hô hấp không được dùng thuốc này. Trong trường hợp phải theo chế độ ăn nhạt (ví dụ ở người bệnh tăng huyết áp cần kiêng muối) rất thận trọng khi dùng thuốc này vì trong thành phần của thuốc có chứa muối natri. Không uống rượu khi đang dùng thuốc (vì rượu làm tăng tác dụng an thần của codein). Thuốc có thể gây buồn ngủ (nên thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc, hoặc làm những công việc đòi hỏi có sự tỉnh táo).

Khi dùng thuốc cần lưu ý một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc có thể xảy ra như phát ban ngoài da với các hồng ban hoặc mề đay (cần ngưng thuốc) hoặc có thể gây táo bón, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, nôn, co thắt phế quản, dị ứng da, ức chế hô hấp (các biểu hiện này thường là tác dụng phụ của codein). Sử dụng kéo dài có thể dẫn đến tình trạng nghiện thuốc (nguy cơ gây lệ thuộc thuốc và xuất hiện hội chứng cai nghiện khi ngưng thuốc đột ngột). Vì vậy, tuyệt đối không được lạm dụng thuốc.

Trường hợp dùng quá liều paracetamol sẽ gây triệu chứng buồn nôn, nôn, chán ăn, xanh xao, đau bụng. Còn khi bị quá liều codein ở người lớn bị tím tái, thở chậm (do thuốc ức chế trung khu hô hấp), buồn ngủ, phát ban, nôn ói, ngứa, mất điều hòa, phù phổi cấp. Ở trẻ em có dấu hiệu giảm tần số hô hấp, các cơn ngừng thở, co đồng tử, co giật, dấu hiệu “phóng thích histamin”, phù mặt, ban ngứa, trụy mạch, bí tiểu. Khi xảy ra các dấu hiệu ngộ độc trên cần đưa đi cấp cứu kịp thời.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
Xem thêm >>